Bình phòng cháy chữa cháy có mấy loại? Phân loại và ứng dụng chi tiết

23/03/2025
17 lượt xem

Bình phòng cháy chữa cháy có mấy loại? Phân loại và ứng dụng chi tiết , hãy cùng Cửa Chống Cháy An Toàn Việt tìm hiểu bài viết dưới đây

Nội dung chính(ẩn)

 

1. Tầm quan trọng của bình chữa cháy

Bình phòng cháy chữa cháy là thiết bị không thể thiếu trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Việc trang bị bình chữa cháy không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn là biện pháp bảo vệ tính mạng và tài sản hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại bình chữa cháy, công dụng và cách sử dụng của chúng. Điều này dẫn đến việc lựa chọn sai loại bình, gây lãng phí hoặc không đạt hiệu quả chữa cháy tối đa.

Hiểu rõ về từng loại bình chữa cháy, nguyên lý hoạt động và ứng dụng cụ thể giúp bạn có thể lựa chọn đúng thiết bị phù hợp với từng môi trường và tình huống cháy nổ. trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các loại bình chữa cháy phổ biến hiện nay và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả nhất.

2. Bình phòng cháy chữa cháy có mấy loại? Phân loại theo chất chữa cháy

Bình chữa cháy được phân loại dựa trên chất chữa cháy bên trong. Hiện nay, có ba loại chính: bình bột, bình CO2 và bình bọt (Foam). Mỗi loại có nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và ứng dụng riêng.

2.1. Bình chữa cháy dạng bột

Bình chữa cháy bột là một trong những loại phổ biến nhất nhờ khả năng dập tắt nhiều loại đám cháy khác nhau. Bình chữa cháy dạng bột là loại bên trong chứa chất chữa cháy dạng bột khô và được nén với áp suất khá lớn. Phần vỏ bên ngoài bình có màu sơn đỏ, hình trụ được đúc bằng thép chắc chắn. ngoài ra, trên cổ bình còn có đồng hồ đo áp cùng cụm van được làm bằng hợp kim đồng kiểu vặn xoay chiều và một bộ phận không thể thiếu chính là vòi phun. Bên trong bình là bột khô, chúng sẽ được phun ra ngoài kìm hãm đám cháy nhờ vào lực đẩy khí nén qua hệ thống ống dẫn. Qua đó, chất cháy và oxi trong không khí bị phân tách, giúp ngăn cản sự lây lan vùng cháy và khiến ngọn lửa được dập tắt.

- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Ưu điểm:

  • Đa năng, có thể dùng cho nhiều loại đám cháy khác nhau.

  • Giá thành rẻ, dễ sử dụng.

  • Tốc độ dập lửa nhanh.

Nhược điểm:

  • Khi phun ra tạo bụi mù, có thể làm giảm tầm nhìn.

  • Không thích hợp với các đám cháy trong không gian hẹp do bột có thể gây khó thở.

  • Bột có thể làm hỏng thiết bị điện tử vì bám vào mạch điện.

2.2. Bình chữa cháy CO2

Bên trong những chiếc bình chữa cháy dạng khí là khí CO2 hoặc một chất khí sạch nào khác có tác dụng dập tắt các đám cháy. Chúng được nén vào trong bình với áp suất lớn nên chuyển đổi thành dạng lỏng. đến khi cần sử dụng, chỉ cần mở van xả thì xuất hiện sự chênh lệch áp suất và chất lỏng tự động phun ra chuyển lại về dạng khí với nhiệt độ cực thấp đến -79 độ c. Từ đó, nhiệt độ xung quanh giảm dần, đồng nghĩa đám cháy cũng được dập tắt. Phần bên ngoài bình có cấu tạo bao gồm những bộ phận như van xả, vỏ bình được sơn màu đỏ, dây loa phun và chốt an toàn. 

Đối với loại bình khí co2 trên thị trường hiện có hai loại là 3kg và 5kg. Và dựa theo thông số in trên tem nhãn để phân biệt, nếu loại 3kg sẽ ký hiệu là MT3, tương tự MT5 tương ứng khối lượng bình là 5kg và một loại lớn hơn hay dùng ở sân bay hay nhà máy là bình chữa cháy xe đẩy 24kg.

Ứng dụng:

  • Phù hợp với cháy thiết bị điện, cháy văn phòng, phòng máy chủ.

  • Không để lại dư lượng sau khi chữa cháy nên rất thích hợp cho các khu vực chứa tài sản có giá trị cao.

Ưu điểm:

  • Không gây hại cho thiết bị điện tử.

  • Không cần dọn dẹp sau khi sử dụng.

  • Hiệu quả với cháy điện, giúp ngăn chặn chập cháy lan rộng.

Nhược điểm:

  • Không hiệu quả ở môi trường ngoài trời vì khí co₂ dễ bị phân tán.

  • Có thể gây bỏng lạnh nếu tiếp xúc trực tiếp.

  • Trong không gian kín, nếu dùng lượng lớn có thể làm giảm lượng oxy, gây nguy hiểm cho con người.

2.3. Bình chữa cháy dạng bọt (Foam)

Là loại bình chữa cháy mà bên trong chứa một lượng lớn dung dịch mảng bọt Foam, có tác dụng chữa cháy vô cùng hiệu quả. Chúng có khả năng hạ nhiệt đám cháy nhanh chóng bằng cách phủ kín bởi lớp bọt, nên chất cháy bị ngăn chặn tiếp xúc với oxy sẽ dần bị ức chế và dập tắt. Lớp bọt Foam chống cháy này được cấu tạo bởi các thành phần chính như dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt và chất chống lại sự ăn mòn. 

Các bộ phận cấu tạo nên bình bọt foam bao gồm: phần vỏ bình, van, vòi phun, cò bóp, ống dẫn và bọt foam bên trong để chữa cháy. Thân van là bộ phận làm bằng chất liệu thép khả năng chịu áp lực cao, với bên trên vỏ bình cung cấp một số thông tin cần thiết như đặc tính, hình ảnh hướng dẫn sử dụng hay cách bảo quản, HSD,…trên miệng bình sẽ sẽ có các bộ phận khác gồm cụm van, đồng hồ đo áp, ống dẫn, vòi phun và cò bóp.

Ứng dụng:

  • Đặc biệt hiệu quả với cháy xăng dầu và hóa chất dễ cháy.

  • Có thể sử dụng cho đám cháy rắn nhưng không hiệu quả bằng bình bột.

Ưu điểm:

  • Dập lửa nhanh, ngăn chặn tái cháy hiệu quả.

  • Giảm thiểu nguy cơ cháy lan trên diện rộng.

  • Không độc hại với môi trường khi sử dụng các loại Foam thân thiện.

Nhược điểm:

  • Không dùng được cho cháy điện.

  • Một số loại bọt có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

3. Cách chọn loại bình chữa cháy phù hợp

Lựa chọn bình chữa cháy không chỉ dựa vào giá thành mà quan trọng nhất là tính phù hợp với nguy cơ cháy nổ của từng khu vực. dưới đây là các gợi ý cụ thể:

3.1. Bình chữa cháy cho nhà ở, văn phòng

Trong môi trường gia đình hoặc văn phòng, nguy cơ cháy chủ yếu đến từ các thiết bị điện và vật liệu dễ cháy như giấy, gỗ. bình co₂ và bình bột abc là lựa chọn phổ biến vì:

  • Bình CO2 không gây ảnh hưởng đến thiết bị điện tử, không để lại cặn bột sau khi chữa cháy.

  • Bình bột ABC có thể dập tắt nhiều loại cháy, từ cháy rắn, cháy lỏng đến cháy khí.

3.2. Bình chữa cháy cho nhà máy, kho xăng dầu

Những khu vực chứa xăng dầu, hóa chất dễ cháy đòi hỏi loại bình chuyên dụng như bình Foam. loại bình này có khả năng tạo màng bọt dày, ngăn không khí tiếp xúc với chất cháy, từ đó giúp dập lửa hiệu quả và ngăn ngừa tái cháy.

3.3. Bình chữa cháy cho phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu

Các khu vực chứa máy móc điện tử nhạy cảm như trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ không thể sử dụng bình bột hay bình bọt vì có thể làm hỏng thiết bị. bình CO2 là lựa chọn lý tưởng vì:

  • Không dẫn điện, an toàn cho thiết bị điện tử.

  • Không để lại cặn sau khi sử dụng.

3.4. Bình chữa cháy cho xưởng sản xuất gỗ, giấy

Xưởng sản xuất thường có lượng lớn vật liệu dễ cháy như gỗ, giấy. bình bột ABC là lựa chọn phù hợp vì khả năng dập cháy nhanh chóng, hiệu quả trên nhiều loại vật liệu.

4. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đúng cách

Sử dụng bình chữa cháy đúng cách giúp tối ưu hiệu quả dập lửa và đảm bảo an toàn. dưới đây là quy trình sử dụng chuẩn:

4.1. Kiểm tra trước khi sử dụng

  • Đảm bảo bình chữa cháy còn đầy, không bị rò rỉ.

  • Kiểm tra đồng hồ áp suất (nếu có), kim chỉ ở mức xanh là bình còn hoạt động tốt.

4.2. Các bước sử dụng bình chữa cháy

- Rút chốt an toàn để kích hoạt bình.

- Hướng vòi phun vào gốc lửa, không phun vào ngọn lửa để dập lửa hiệu quả hơn.

- Bóp cò để phun chất chữa cháy.

- Di chuyển vòi phun qua lại để phủ kín khu vực cháy.

- Theo dõi đám cháy, nếu chưa tắt hẳn, tiếp tục phun cho đến khi lửa hoàn toàn bị dập.

5. Kết luận

Bình chữa cháy là thiết bị PCCC quan trọng giúp ngăn ngừa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Việc hiểu rõ các loại bình chữa cháy và cách sử dụng đúng cách giúp bảo vệ an toàn tối đa.

 NHẬN BÁO GIÁ